3/5/11

Hồ sơ xin APS cho sinh viên tốt nghiệp Master 2


Trong những bài lần trước chúng ta đã biết đến việc sinh viên học hết Master 2 có thể xin APS để ở lại Pháp 6 tháng xin việc làm. Sau đây là danh sách của một bộ hồ sơ đầy đủ được cung cấp bởi sở Préfecture Marseille để các bạn tham khảo.

Cụ thể hồ sơ bao gồm:
- Bản Photo của Titre étudiant (hoặc visa de long séjour valant titre có vignette của OFII cho những bạn sang Pháp sau năm 2009)
- Bản Photo Passeport
- Chứng nhận bằng Master 2 và Bảng điểm (nếu bạn chưa tốt nghiệp thì chỉ cần nộp bảng điểm)
- 4 ảnh CMND
- Chứng nhận nơi cư trú
- Phong bì dán tem có địa chỉ của bạn
- Một bức thư tay nêu rõ cam kết sẽ trở lại Việt Nam nếu không tìm được việc làm tại Pháp sau thời hạn 6 tháng.


Tác giả :Phuong Anh

24/3/11

Tìm stage tại Pháp


Thực tập tại Pháp là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bạn sinh viên du học.

Quá trình thực tập có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng, thường là 6 tháng. Với những thực tập trên 3 tháng, bạn sẽ được đảm bảo một mức lương tối thiểu theo luật của nước Pháp. Mức lương tối thiểu dao động theo trình độ học vấn của bạn (bac +3, bac +4) .Với những bạn học master thì nó ở mức 30-40% SMIC. Tuy nhiên thông thường chúng ta có thể tìm được những công việc với mức lương cao hơn thế, thậm chí khi làm việc tại các công ty, tập đoàn lớn, bạn có thể kiếm được mức lương SMIC hoặc lớn hơn hàng tháng, cộng thêm chi phí đi lại và thẻ ăn nhà hàng ticket restaurant.

Bước 1:
Việc cần làm đầu tiên trước khi bắt đầu quá trình thực tập đó là bạn phải hoạch định cho mình một kế hoạch nghề nghiệp và mục đích thực tập. Sẽ là rất có ích nếu bạn dành thời gian để phác thảo ra một bản kế hoạch nghề nghiệp (projet professionnel) trong đó những câu hỏi tưởng chừng đơn giản như: Bạn là ai, bạn cần gì, bạn có khả năng trong những lĩnh vực gì, bạn mong muốn làm gì trong ngành nghề của bạn... lại trở nên rất hữu ích trong việc lập kế hoạch cho tương lai.

Để lập một kế hoạch nghề nghiệp, bài viết sau sẽ giúp ích cho bạn: Savoir s'interroger sur ton projet professionnel

Bước 2:
Sau khi đã có trong tay một projet professionnel hoàn chỉnh, bước tiếp theo là phải chuẩn bị hồ sơ. Tại Pháp một hồ sơ xin thực tập rất đơn giản, bạn chỉ cần có hai loại giấy tờ: CV hay là lí lịch cá nhân, và Lettre de Motivation hay là Thư xin việc.

Để có thể tạo một hồ sơ xin việc hoàn chỉnh:

Không thể thiếu và luôn đi kèm với CV là một lá thư xin việc có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng. Để viết một lettre de motivation hoàn hảo, bạn cần chú ý tới hai yếu tố đó là nội dung và hình thức.

Bước 3: Tìm kiếm

Sau khi đã có 1 bộ hồ sơ hoàn chỉnh, bạn có thể bắt đầu quá trình tìm kiếm của mình. Bạn nên chú ý rằng khi muốn ứng tuyển vào một vị trí nào đó, trước khi gửi hồ sơ bạn nên đọc lại kĩ các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Đôi khi bạn cần thay đổi một chút các nội dung trong CV và lettre de motivation cho phù hợp hơn với vị trí ứng tuyển, qua đó tăng tính thuyết phục của hồ sơ của bạn.
Một số lời khuyên khi bạn tìm stage tại Pháp:

Bước 4: Chuẩn bị phỏng vấn

Khi nhà tuyển dụng quan tâm tới hồ sơ của bạn, bạn sẽ phải trải qua một hoặc nhiều cuộc phỏng vấn. Đây là cơ hội để nhà tuyển dụng đánh giá khả năng cũng như mức độ quan tâm của bạn tới công việc đang ứng tuyển. Đây cũng chính là lúc bạn phải chiến đấu với các ứng viên khác để dành được vị trí công việc mà bạn mong muốn.

Một số lời khuyên cho bạn để có một buổi phỏng vấn thành công:

Chúc các bạn may mắn và thành công !

* Các nội dung của bài viết được trích dẫn từ blog trouverunstage.e-monsite.com.



Tác giả :Phuong Anh

8/3/11

Thuê xe đạp tại Pháp, tại sao không?

Xe đạp vẫn luôn là một phương tiện phổ biến và rất tiện dụng mỗi khi chúng ta phải đi những quãng đường không quá xa. Tại Pháp hầu hết các thành phố đều có một mạng lưới cho thuê xe đạp công cộng đặt tại hầu hết các tuyến phố trung tâm.

Thông thường nếu bạn ở lại lâu, bạn có thể làm thẻ năm: abonnement annuel. Khoản tiền này đôi khi miễn phí nếu bạn đang là sinh viên. Ngoài ra bạn phải trả một khoản đặt cọc sẽ hoàn lại sau khi bạn hết hạn thuê bao (từ 100-150€)

Cách tính phí thuê xe tùy thuộc vào mỗi vùng. Tuy nhiên hầu hết trong 30 phút đầu bạn sẽ được sử dụng miễn phí. Nếu không muốn bị tính phí bạn có thể tìm một station gần nhất cất xe rồi lại lấy ra như vậy bạn lại có thể đi tiếp 30 phút miễn phí nữa. Nếu chặng đường của bạn dài quá 30 phút thì bạn sẽ bị trừ khoản tiền tương đương với thời gian bạn sử dụng thêm, thường là trừ thẳng vào tài khoản ngân hàng của bạn.

Một số website thuê xe đạp của các thành phố tại Pháp:

Vélo à Paris:

Vélo à Nantes
Site du Bicloo Nantes Métropole:

Vélo à Rennes:

Vélo à Marseille:

Vélo à Aix en Provence
Site du vhello:

Vélo à Lyon:

Vélo à Strasbourg:

Vélo à Toulouse:

4/3/11

Passport Việt Nam cần xin Visa để vào Anh.

Bài viết lấy từ diễn đàn sinh viên du học tại Nantes.
http://aevn.fr/topic/toi-can-biet-thu-t ... anh-t3065/

*****************

Passport Việt Nam cần xin Visa để vào Anh.

Link của ĐSQ UK tại Paris : http://www.britishembassy.gov.uk/

- Hiện nay hệ thống DSQ Anh trên toàn cầu không nhận hồ sơ xin visa trực tiếp mà qua 1 cơ quan thứ 3, World bridge, công ty dịch vụ được Bộ ngoại giao Anh chỉ định. World bridge không có quyền quyết định, họ chỉ nhận hồ sơ và chuyển đến bộ phận thị thực của DSQ Anh.

Hồ sơ xin Visa du lich (tourist) (thoi han 6 thang):

- Dien vào online form theo địa chỉ http://www.visa4uk.fco.gov.uk/
- Chứng minh tài chính (thông tin tài khoản 3 tháng gần nhất)
- 2 ảnh chứng minh thư (45mm x 35mm), nền trắng.
- Nếu bạn có người quen đang học tập hoặc sinh sống ở UK, có thể xin visa dưới dạng đi thăm bạn bè hoặc gia đình. Bạn cần những giấy tờ sau từ họ:
+thư mời
+chứng minh tài chính 3 tháng gần nhất
+Bản sao hộ chiếu
+Bản sao Visa UK
- Nếu không bạn cần Xác nhận đặt phòng khách sạn tại UK trùng với thời gian khai trong hồ sơ xin visa.

Thông tin về hostel hoặc hotel có thể check tại:
http://www.hostelbookers.com/
http://www.hostelworld.com./
http://www.hotelnet.co.uk/
http://www.hotel.co.uk/

Hẹn nộp Visa:

Sau khi điền đầy đủ thông tin vào form xin visa online bạn sẽ đươc cung cấp reference number. Bạn sẽ dùng thông tin này để đặt lich hẹn với World bridge.

Hiện nay tại Pháp có thể nộp Visa UK tại 3 thành phố: Paris, Marseilles hoặc Bordeaux.(Marseille và Bordeaux đã đóng cửa từ tháng 4/2010)

Bạn cần đích thân đến nộp vì còn có các thủ tục lấy dấu vân tay và chụp ảnh nhận dạng.

Ngày nộp visa:

Mang theo các giấy tờ kể trên kèm theo:
+ Passport còn hạn
+ Passport cũ (nếu có)
+ Bản in của form xin visa online
+ Nếu bạn đã trả fee visa online, mang theo hóa đơn in từ internet. Nếu không mang theo thẻ tín dụng hoặc tiền mặt.

Theo kinh nghiêm của mình, bạn nên đến sớm 30’-1h so với h hẹn vì nếu đến đúng h cũng vẫn fai chờ như thường. Nên nếu đến sớm thì về sớm thôi Blush.gif

Lưu ý:

Khi nộp bạn sẽ nộp tất cả các tài liệu bản gốc. Nên khi nộp cần đính kèm 1 bản photo để DSQ lưu lại. nếu k họ sẽ giữ bản gốc của bạn.

Kèm theo 1 phong bì đảm bảo có dán tem đề địa chỉ của bạn để Worldbridge gửi kết quả visa cho bạn. Nếu không bạn có thể quay lại nơi nộp lấy lại hồ sơ sau khi có thông tin từ Worldbrigde (bằng điện thoại)

How to get there:

Có visa rồi, h lo làm thế nào sang được đến UK thôi Big Grin.gif (không nên đặt vé trước khi có visa)

Có thể đi bằng tàu Eurostar từ Paris đến London, qua eo biển sẽ là 1 kỷ niệm đáng nhớ. Nghe nói là cảnh đẹp lắm, có cá bơi xung quanh nữa cơ đấy Batting Eyelashes.gif Tuy nhiên Eurostar hơi mắc. Có thể có giá rẻ nếu book sớm. Check @: http://www.eurostar.com/

Tu Nantes co duong bay thang den nhiều thành phố ở UK. Check giá và thông tin chuyến bay @:
http://www.skyscanner.net/ (mình recommend cái này)
http://www.momondo.com/
http://www.expedia.com/
http://www.lastminute.com/

Nói chung đi máy bay sẽ tiết kiệm hơn, nếu đặt trước thì giá sẽ rất rẻ.

Các site nói trên ngoài các thông tin về vé máy bay còn offer nhiều tour trọn gói. Có thể hấp dẫn đối với bạn

When you were there:

Các site hỗ trợ khi đi du lich một mình:
http://www.lonelyplanet.com/
http://www.frommers.com/

Các phương tiện đi lại giữa các thành phố tại UK gồm có :
Tàu (train) : http://www.nationalrail.co.uk/
Bus (coach) : http://www.nationalexpress.com/

Site về các phương tiện giao thông công cộng tại UK:
http://www.traveline.org.uk/index.htm

Tài liệu Du học Pháp

Cơ quan hỗ trợ sinh viên Crous/Cnous hàng năm cung cấp cho sinh viên/học sinh các tài liệu hữu ích liên quan tới việc du học tại Pháp

Phiên bản 2010 : JE VAIS EN FRANCE
Giới thiệu một cách đầy đủ về quá trình du học tại Pháp: tìm hiểu hệ thống giáo dục và nước Pháp, những điều cần biết trước khi đến Pháp và sau khi đặt chân tới nước Pháp
Đọc và tải tài liệu JE VAIS EN FRANCE file pdf 272 trang

Phiên bản 2010: FAQ Etudier en France

La Foire aux Questions: Tất cả các câu hỏi thường gặp liên quan tới việc du học tại Pháp
Đọc và tải tài liệu: FAQ Etudier en France file pdf 34 trang

Mọi thông tin cần thiết khác (xin nhà, xin học bổng) bạn có thể truy cập tại địa chỉ: http://www.cnous.fr hoặc địa chỉ website Crous của từng vùng

2/3/11

Passer la visite médicale à l’OFII - Visa de long séjour valant titre de séjour


Depuis le 1er juin 2009, les titulaires d’un visa de long séjour valant titre de séjour, d'une durée supérieure à trois mois et portant la mention "étudiant", sont dispensés de solliciter une carte de séjour temporaire la 1ère année de leur séjour en France. Vous êtes étudiant et détenteur de ce nouveau visa : vous devez tout de même contacter dès votre arrivée l’Office Français de l’Immigration et de l’Intégration (OFII) pour y passer une visite médicale et faire valider votre visa en lui donnant "valeur de titre de séjour".

Il vous faudra régler une taxe de 55 euros sous la forme d’un timbre OMI (ou timbre ANAEM) Les étudiants algériens sollicitant un premier « certificat de résidence » de 1 an sont également soumis à cette taxe.
N.B. : Vous venez d'arriver en France muni(e) d’un autre visa long séjour mention "étudiant" ou du visa "concours études" (étudiants algériens notamment) ?

Vous ne devez pas envoyer de dossier à l'OFII. vous devez demander un titre de séjour auprès de la Préfecture de Police de Paris.

Plus d'informations sur le site de la Préfecture de Police

Prise de contact / Procédures auprès de l’OFII (l’Office Français de l’Immigration et de l’Intégration): www.ofii.fr/

Si vous êtes domicilié à Paris : du 12 décembre 2009 au 5 septembre 2010, c’est la procédure par voie postale qui s’applique.

Dès votre arrivée en France, vous devez adresser, par lettre recommandée avec demande d'avis de réception (document fourni par la poste), à la direction territoriale de l'Office français de l'immigration et de l'intégration de votre lieu de résidence (voir adresse de l'OFII ci-dessous)

- Le formulaire de demande d'attestation OFII (qui vous a été fourni par le consulat), visé par l'autorité diplomatique ou consulaire, après avoir complété les rubriques concernant le numéro de votre visa, votre date d'entrée en France ou dans l'espace Schengen et votre adresse en France

-  La copie des pages de votre passeport où figurent les informations relatives à votre identité, le visa et le cachet attestant de votre entrée en France ou dans l'espace Schengen.

Dès réception de l'ensemble de ces documents, l'OFII enregistre votre dossier et vous adresse par courrier (lettre simple) une attestation de dépôt de dossier, puis vous convoque, toujours par lettre simple, pour passer la visite médicale et valider votre visa.

Vous recevrez en plus de votre convocation une lettre-timbre sur laquelle il faudra coller un timbre OMI (ANAEM) de 55 €, que vous pourrez vous procurer auprès des bureaux de tabac ou des centres des impôts.

Rendez-vous à l’OFII :Le jour de la convocation, vous devrez présenter les documents suivants :
- votre passeport muni du visa adéquat
- un justificatif de domicile sur Paris
- une photo de face tête nue
- lettre timbre et timbre OMI (ou ANAEM) à 55 euros


Cette procédure est valable pour tous les étudiants détenteurs du nouveau visa.

Si vous êtes domicilié à Paris : du 6 septembre au 10 décembre 2010, vous devez vous présenter personnellement à la Cité internationale universitaire de Paris avec les documents suivants :
- le formulaire de demande d'attestation OFII (qui vous a été fourni par le consulat), visé par l'autorité diplomatique ou consulaire, après avoir complété les rubriques concernant le numéro de votre visa, votre date d'entrée en France ou dans l'espace Schengen et votre adresse en France . Le formulaire peut être téléchargé sur le site de l'OFII
- le passeport et la copie des pages du passeport mentionnant votre état civil, les validités du passeport, le visa ainsi que le cachet du poste frontière mentionnant la date de l’entrée en France
- une photo de face tête nue
- un justificatif de domicile sur Paris

Adresse :Cité Internationale Universitaire de Paris
Maison Internationale
17, boulevard Jourdan
75014 Paris
Transports : RER B Cité Universitaire
Du lundi au jeudi de 8h35 à 16h30 et le vendredi de 8h35 à 16h.
www.ciup.fr

Dès remise de l'ensemble de ces documents, l'OFII enregistre votre dossier et vous remet une attestation de dépôt de dossier et la convocation à la visite médicale. Vous recevrez ensuite une lettre-timbre par courrier. Le jour de la visite médicale, l’OFII validera votre visa en titre de séjour.

Rendez-vous à l’OFII :
Le jour de la convocation, vous devrez présenter les documents suivants :
- votre passeport muni du visa adéquat
- lettre timbre et timbre OMI à 55 euros
L'accomplissement de l'ensemble des formalités est attesté par l'OFII par validation de la vignette-visa sur votre passeport. C’est cette validation qui donne valeur de titre de séjour à votre visa.

Adresse de l’OFII
Si vous résidez à Paris, la visite médicale sera assurée par :
L’OFII – Direction Territoriale de Paris
 48, rue de la Roquette
 75011 Paris
 Métro : Bastille (sortie Rue de la Roquette)

Si vous ne résidez pas à Paris, vous trouverez les coordonnées de l’OFII de votre département d’habitation à l’adresse : http://www.ofii.fr/qui_sommes-nous_46/ou_nous_trouver_mieux_-_flash_933.html?recalcul=oui.

Attention, la procédure peut être différente de celle de Paris. Renseignez-vous !
La visite médicale
Le jour de la visite médicale, vous bénéficierez d'examens médicaux et paramédicaux obligatoires comprenant notamment une radiographie des poumons, un test poids-taille- vue, éventuellement un test de glycémie capillaire, etc.

Cette visite de prévention a notamment pour but de :
- dépister tout problème de santé et, au besoin, vous orienter vers un centre de soins pour un bilan et une prise en charge médicale
- attirer votre attention sur les facteurs de risque en matière de santé : déséquilibre alimentaire, diabète, sida...

Il est inutile de vous présenter à jeun. Munissez-vous de votre carnet de santé, si vous en avez un, de vos prescriptions médicales et de vos lunettes, si vous en portez. A l'issue de la visite médicale, conservez précieusement votre exemplaire du certificat médical (signalé par la mention « Intéressé », il vous sera demandé lors du renouvellement de votre titre)

Achat du timbre OMI (appelé aussi timbre ANAEM)
Quelques adresses des Centres des impôts et du Trésor Public pour l’acheter (de 9h à 12h et de 13h à 16h) :
29 rue Moulin Vert - 75014 PARIS - Métro Alésia
18/20 rue Geofroy Saint Hilaire - 75005 PARIS - Métro Censier Daubenton
5/7, avenue Bouvines- 75011 PARIS - Métro Nation

En cas de force majeure, si vous ne pouvez pas vous présenter à la visite médicale, sollicitez par écrit une seconde convocation auprès de la Direction Territoriale de l’OFII :
OFII Direction Territoriale de Paris - 48, rue de la Roquette 75011 Paris

Attention : l'OFII effectue une seule re-convocation pour la visite médicale.

A la fin de la première année d’études en France, si vous souhaitez continuer vos études, vous devrez solliciter une carte de séjour temporaire auprès de la Préfecture de votre lieu de résidence deux mois (ou quatre?) avant l’expiration de votre visa "valant titre de séjour". Si vous habitez à Paris, vous devrez prendre rendez-vous sur le site Internet de la Préfecture de police de Paris

Il est conseillé de garder tous les justificatifs liés à vos études, votre logement et vos ressources (tous vos relevés bancaires).

La demande de carte de séjour peut être refusée si vous ne vous êtes pas présenté aux examens universitaires, si vous avez déjà redoublé deux fois la même année ou si votre changement d'orientation n’est pas considéré comme cohérent par la Préfecture.

Vous devrez notamment présenter le certificat d'assiduité fourni par votre école ou université ( pour les doctorants : attestation du directeur de recherche).

Renseignements auprès de la Préfecture de Police de Paris :
Téléphonez au 08 91 01 22 22 du lundi au vendredi de 9h à 16h ou envoyez un mail à :
prefpol.dpg-6eb-etudiants@interieur.gouv.fr

Source: www.etudiantdeparis.fr/node/88
Tác giả :Phuong Anh

Libre circulation avec un visa long séjour

La Commission Européenne a réfléchi au problème de la liberté de circulation pour les ressortissants de pays tiers titulaires d’un visa de long séjour, qui devaient, jusqu’ici, attendre la délivrance de leur titre de séjour (pour les scientifiques) ou de l’apposition de la vignette OFII sur leur VLS TS (pour les étudiants, salariés etc...) avant de pouvoir se déplacer librement au sein de l’Espace Schengen.
L’apposition de la vignette OFII ou la délivrance de la carte de séjour pouvant prendre plusieurs mois, il avait été question de légisférer au niveau européen afin de donner à ces ressortissants la possibilité de voyager librement sur la seule base de leur visa de long séjour en cours de validité.

C’est désormais chose faite, puisqu’un Règlement daté du 25 mars, en vigueur au 5 avril, permet désormais au titulaire d’un visa de long séjour D de circuler librement au sein de l’espace Schengen.

La France doit encore modifier les mentions apposées sur les visas de long séjour (puisqu’il y a toujours indiqué "valable pour : France + 1 transit Schengen", alors que cela devrait désormais être "valable pour : F + Etats Schengen).

MAIS une modification purement matérielle d’une mention sur un visa ne saurait contredire un texte de loi européen : il est donc certain que tout étranger titulaire d’un visa de long séjour peut librement circuler avec son visa de long séjour en attendant sa carte de séjour.

Nous vous rappelons bien évidemment d’être extrêmement vigilants quant à l’application de cette nouveauté sur le terrain, puisqu’on ne sait jamais si l’information a bel et bien été transmise à la PAF et aux autorités de police de chacun des pays de l’Espace Schengen.

Source: http://droit.univ-poitiers.fr/ri/spip.php?article182


Le Visa étudiant

Le visa étudiant est indispensable pour les étudiants non européens venant suivre leurs études en France. Il vous autorise à entrer sur le territoire français. Il doit être demandé longtemps avant votre arrivée en France, après avoir obtenu une pré-inscription dans une université ou école. Retrouvez dans cette fiche toutes les informations sur les différents types de visas étudiants et les modalités d’obtention.

Avez-vous besoin d’un visa ? 

- Vous êtes ressortissant d’un pays de l’Union européenne (Allemagne, Autriche, Belgique, Bulgarie, Chypre, Danemark, Espagne, Estonie, Finlande, France, Grèce, Hongrie, Irlande, Italie, Lettonie, Lituanie, Luxembourg, Malte, Pays-bas, Pologne, Portugal, République Tchèque, Roumanie, Royaume-Uni, Slovaquie, Slovénie, Suède) ou d’Islande, du Liechtenstein, de Norvège, de Suisse, de Monaco ou d’Andorre :Vous n’avez pas à faire de demande de visa.

- Vous venez en France pour un séjour d’études de moins de 3 mois et vous êtes ressortissant de l’un de ces pays : Antigua et Barbuda, Argentine, Australie, Barbade, Brésil, Brunei, Canada, Chili, Corée du Sud, Costa Rica, Croatie, Darussalam, El Salvador, Etats-Unis, Guatemala, Honduras, Israël, Japon, Macédoine, Malaisie, Maurice, Mexique, Monténégro, Nicaragua, Nouvelle-Zélande, Panama, Paraguay, Saint-Marin, Saint-Siège, Serbie, Seychelles, Singapour, Uruguay et Venezuela :
Vous n’avez pas à faire de demande de visa.

- Vous êtes dans un autre cas :
Vous devez absolument obtenir un visa étudiant avant d’arriver en France.

Les différents types de visas étudiants

- Le visa de court séjour pour études (visa C) :
Il vous permet de venir étudier en France pour un séjour qui ne durera pas plus de 3 mois. Ce visa n'est pas renouvelable.

- Le visa de long séjour pour études (visa D) :
Il vous permet de venir étudier en France pour un séjour de plus de 3 mois.
Dans les 3 mois qui suivent votre arrivée en France, vous devrez faire valider votre visa auprès de l'Office Français de l'Immigration et de l'Intégration (OFII) (en savoir plus >>).

- Le visa "étudiant-concours" :Il vous permet de passer un concours dans une université ou une école française.

Attention : ne venez pas en France avec un simple visa touristique. Un visa touristique, quel qu'il soit, ne peut jamais être transformé en visa étudiant.

Où s'adresser pour obtenir un visa ? 

- Vous vivez en Algérie, Bénin, Brésil, Cameroun, Canada, Chine, Colombie, Congo, Corée du Sud, Etats-Unis, Gabon, Guinée, Inde, Japon, Liban, Madagascar, Mali, Maroc, Maurice, Mexique, Russie, Sénégal, Syrie, Taiwan, Tunisie, Turquie, Vietnam :
Vous devez obligatoirement vous adresser à l’Espace CampusFrance de votre pays pour vous inscrire dans une université française. Quand vous aurez obtenu une pré-inscription, votre demande de visa "étudiant" sera suivie par l’Espace CampusFrance.
Voir les coordonnées des Espaces CampusFrance dans le monde >>

- Vous vivez dans un autre pays :
Vous devez remplir un dossier au Consulat de France (ou au service des visas de l’Ambassade de France) de votre pays pour faire une demande de visa. Lors du retrait du dossier, la liste des documents à fournir vous sera donnée.
Liste des ambassades et consulats français à l’étranger >>

Les principaux documents à fournir  

- Votre passeport. La durée de validité du passeport doit correspondre à la durée du visa demandé.
- Un justificatif d’inscription ou de pré-inscription dans un établissement d’études supérieures.
- Un justificatif de ressources financières suffisantes pour vivre en France le temps du séjour. La loi française exige un minimum mensuel de 460 euros. Si vous êtes boursier, vous devrez présenter une attestation précisant le montant et la durée de la bourse.
Selon les pays, d’autres pièces peuvent être demandées.
N.B. : Le visa peut vous être refusé même si vous avez obtenu une pré-inscription dans un établissement et justifié de ressources financières suffisantes.
Tác giả :Phuong Anh

Peut-on voyager avec un récepissé ou une APS ?

Un des ressortissants étrangers que nous accompagnons dans sa demande de titre de séjour a vécu il y a quelques jours une situation difficile, qui mérite quelques avertissements et quelques explications.

Ce monsieur détenait un récépissé avec autorisation de travail, qui lui permettait de travailler légalement en France pendant l’examen sa demande de titre de séjour « salarié » par la préfecture.

Il a dû retourner d’urgence dans son pays d’origine pour quelques jours pour des raisons personnelles. Avant de partir, il a vérifié auprès du consulat de France de son pays d’origine et de la préfecture s’il pouvait voyager muni de son seul récépissé. Tous deux en ont assuré la possibilité.

Malheureusement, à son retour en France, il s’est fait arrêté par la Police aux Frontières, et emmené en zone d’attente de l’aéroport, avant d’être renvoyé dans son pays.

Nous avons réussi à le sortir de là « in extremis ».

Comment en est-on arrivé là ?

Parce que les règles concernant les sorties, les entrées et les retours dans l’Espace Schengen (dont la France fait partie) ont changé le 1er juillet 2009. Elles sont plus complexes qu’avant et ne sont, visiblement, pas connues de toutes les administrations.

Les règles pour revenir en France après un séjour hors du territoire

Depuis le 1er juillet 2009, les ressortissants étrangers qui détiennent une autorisation provisoire de séjour ou un récépissé, et qui souhaitent sortir de l’Espace Schengen et y revenir, ne sont pas tous logés à la même enseigne :*

Sont libres de revenir librement dans l’Espace Schengen :
- Les personnes titulaires d’une Autorisation Provisoire de Séjour (APS) à l’exception des demandeurs d’asile ;
- Les personnes titulaires d’un récépissé de demande de renouvellement de titre de séjour.

En revanche, ne peuvent revenir dans l’Espace Schengen que s’ils sont munis d’un visa :
- Les titulaires d’APS délivrés dans le cadre de l’examen d’une demande d’asile ;
- Les titulaires de récépissés de première demande de titre de séjour ou d’asile.

Cela signifie que ces derniers, lorsqu’ils souhaitent quitter l’Espace Schengen, ne peuvent y revenir que s’ils parviennent à obtenir un visa délivré par les autorités consulaires : « le visa consulaire de retour ».

Exceptionnellement, ils peuvent demander auprès de la préfecture dont ils dépendent la délivrance d’un « visa de retour préfectoral » (VRP). Le Préfet dispose dans ce cas d’un large pouvoir d’appréciation sur les situations individuelles. Il peut s’agir, par exemple, de cas de force majeure ou de cas humanitaires… il est nécessaire de pouvoir justifier de ces situations particulières.

*Attention, cet article ne concerne que les ressortissants étrangers qui sont soumis à l’obligation de détenir un titre de séjour ou un visa pour entrer dans l’Espace Schengen.
Source: http://www.questionsdetrangers.com/peut-on-voyager-avec-un-recepisse-ou-une-aps/

Tác giả :Phuong Anh

Dành cho các bạn đã học hết Master và muốn ở lại Pháp làm việc


Hiện nay các bạn cần biết có 4 loại carte de séjours sau có thể giúp bạn ở lại Pháp để làm việc:

- Salariés en mission:
http://www.immigration-professionnelle.gouv.fr/nouveaux-dispositifs/fiche/salari%C3%A9s-en-mission
Ce dispositif vise à alléger la procédure concernant les salariés d'entreprises d'un même groupe, établies à l'étranger, détachés en France pour une mission temporaire.Il concerne aussi les étrangers titulaires d'un contrat de travail avec une entreprise établie en France lorsque l'introduction s'effectue entre établissements d'une même entreprise ou entre entreprises d'un même groupe.La situation de l'emploi n'est pas opposable.

- Compétences et Talents: 
http://www.immigration-professionnelle.gouv.fr/nouveaux-dispositifs/fiche/comp%C3%A9tences-et-talents
Ce dispositif très souple vise à faciliter la circulation des ressortissants étrangers ayant des compétences et des talents.Il concerne l'étranger qui travaille sur un projet contribuant au développement économique de la France et de son pays, ou à leur rayonnement intellectuel, scientifique, culturel, humanitaire, sportif... Le titulaire peut exercer la profession de son choix dans le cadre du projet, sauf pour les professions réglementées dans le respect de la réglementation en vigueur.

- Carte résident - contribution économique exceptionnelle: 
http://www.immigration-professionnelle.gouv.fr/nouveaux-dispositifs/fiche/carte-r%C3%A9sident-contribution-%C3%A9conomique-exceptionnelle
Ce dispositif vise à faciliter et à encourager le séjour des investisseursen France. Il s'adresse aux ressortissants étrangers qui s'engagent àeffectuer sur le territoire français un investissement d'au moins 10 millions d'euros et à créer ou sauvegarder au moins 50 emplois. Ils obtiennent en contrepartie une carte de séjour d'une durée de 10 ans

- Travailleurs saisonniers: 
http://www.immigration-professionnelle.gouv.fr/nouveaux-dispositifs/fiche/travailleurs-saisonniers
Ce dispositif permet au titulaire d'un contrat de travail saisonnier, agricole ou non agricole, d'effectuer des séjours en France à condition de maintenir sa résidence habituelle hors de France.

Ngoài ra thỉ có một số thủ tục sau chúng ta cần biết (xem thêm ở đường link)
- Visa de long séjour dispensant de titre de séjour (VLS-TS)
http://www.immigration-professionnelle.gouv.fr/nouveaux-dispositifs/fiche/visa-de-long-s%C3%A9jour-dispensant-de-titre-de-s%C3%A9jour-vls-ts

- Cadres dirigeants ou de haut niveau
http://www.immigration-professionnelle.gouv.fr/nouveaux-dispositifs/fiche/cadres-dirigeants-ou-de-haut-niveau

- Jeunes professionnels
http://www.immigration-professionnelle.gouv.fr/nouveaux-dispositifs/fiche/jeunes-professionnels

- Accès à l'emploi des étudiants étrangers
http://www.immigration-professionnelle.gouv.fr/nouveaux-dispositifs/fiche/acc%C3%A8s-%C3%A0-l-emploi-des-%C3%A9tudiants-%C3%A9trangers

- Stagiaires
http://www.immigration-professionnelle.gouv.fr/nouveaux-dispositifs/fiche/stagiaires

PS: Những mục mà bạn nên chú ý tham khảo: Accès à l'emploi des étudiants étrangers / Stagiaires /Visa de long séjour dispensant de titre de séjour/ Compétences et Talents

Tác giả :Phuong Anh

Xin visa du lịch sang Anh từ Pháp



Trong thời gian gần đây, số lượng sinh viên Việt Nam muốn xin thị thực sang Anh ngày càng tăng. Bài viết dưới đây trên cơ sở tổng hợp thông tin từ các trang Web  điện tử và diễn đàn hi vọng trở thành một nguồn tin có tính chất tham khảo nhằm cung cấp những nội dung cơ bản về thủ tục xin Visa du lịch sang Anh áp dụng đối với các bạn sinh viên Việt Nam đang du học tại Pháp

I.      Điền tờ khai và đặt hẹn trên mạng
Mọi sinh viên đều cần điền vào bản khai hồ sơ trên mạng và đặt lịch hẹn tại trang Web sau của Worldbridge (Công ty thương mại do đại sứ quán Anh chỉ định tiếp nhận hồ sơ khai trên mạng và hỗ trợ các đối tượng muốn xin Visa sang Anh) https://www.visainfoservices.com/Pages/Content.aspx?tag=Welcome_Page
Sau khi điền đầy đủ thông tin vào hồ sơ xin visa trên mạng, bạn sẽ được cung cấp số hồ sơ ( reference number) để đặt lich hẹn trên mạng.

II.      Hồ sơ xin Visa
A. Giấy tờ bắt buộc :
1.      Bản khai Visa trên mạng đã hoàn chỉnh
2.      Hộ chiếu (có giá trị ít nhất 6 tháng và cả những hộ chiếu đã có trước đó)
3.      Hai ảnh mầu chụp cỡ hộ chiếu ( 45 mm × 35mm).

B. Giấy tờ liên quan tới việc cư trú tại Pháp
1.      Thẻ cư trú dài hạn ( titre de séjour) hoặc giấy chừng nhận cư trú  tạm thời (récipisse) tại Pháp
2.      Bảng lương ba tháng gần nhất đối với người làm công ăn lương hoặc thẻ sinh viên tại Pháp
3.      Giấy tờ ngân hàng  ba tháng gần nhất.

C. Các giấy tờ khuyến nghị mang theo :
1.      Hoặc Thư mời và bản sao hộ chiếu của người mời
2.      Hoặc Giấy chứng nhận đặt phòng khách sạn tại Anh trùng với thời gian khai trong hồ sơ xin Visa
3.      Tất cả bản sao của những giấy tờ yêu cầu ghi trong hồ sơ khai trên mạng .

III.      Ngày hẹn và nhận kết quả Visa
Cơ quan chỉ định phụ trách tiếp nhận xin Visa Anh tại Pháp có ba trụ sở tại các địa chỉ dưới đây. Bạn bắt buộc phải tới một trong ba địa chỉ để nộp các giấy tờ yêu cầu và lấy dấu vân tay theo lịch hẹn.
Bordeaux BUROPOLE, 81 boulevard Pierre Ier, 33000 Bordeaux
Marseille 165 avenue de Prado, 13008 Marseille
Paris 18 rue de Prony, 92600 Asnières-sur-Seine

Việc theo dõi kết quả của hồ sơ có thể xem trực tiếp trên Web của Worldbridge tại mục thông tin về tình trạng hồ sơ của bạn (Track your application). Thời gian chờ đợi  kết quả  tùy vào thời gian dự định sang Anh  trong tờ khai trên mạng. Nhin chung từ 10 ngày sau ngày hẹn, bạn có thể nhận được thông báo tới lấy kết quả xin Visa trực tiếp trên mạng hoặc qua tin nhắn điện thoại.

Nếu bạn không thể tới lấy trực tiếp tại ba địa điểm trên, bạn có thể yêu cầu gửi Visa qua đường bưu điện thông qua dịch vụ Chronopost ( khoảng 21 euros).

Một số lưu ý trong quá trình xinVisa :

Hồ sơ khai trên mạng và hồ sơ nộp trong ngày hẹn càng đầy đủ, chi tiết thì việc xin thành công Visa càng cao và tránh được việc phải đi lại nhiều lần bổ sung hồ sơ cũng như đặt lại lịch hẹn

Nên tránh đặt hẹn buổi chiều sau 15h vì thông thường thời gian này rất đông người và ngày hẹn của bạn có thể bị lưu lại sang  các ngày sau vì hết giờ làm việc của cơ quan tiếp nhận. Bạn cũng nên đến sớm trước nửa tiếng xếp hàng và xác định sẽ mất ít nhất khoảng 2 tiếng để hoàn tất mọi thủ tục.

Trường hợp cần thêm thông tin hướng dẫn, bạn có thể viết thư hỏi trục tiếp trên mạng hoặc gọi điện theo số điện thoại : 33-1-76-60-70-24. Việc tư vấn qua điện thoại sẽ mất phí vì thế cách tốt nhất là trước khi gọi, bạn nên chuẩn bị đầy đủ và ngắn gọn các câu hỏi cũng như thẻ nhà băng của mình.

(Nguồn NNB)
Tác giả :Phuong Anh

Kinh nghiệm xin học bổng đi Pháp

Du học Pháp, mơ ước của nhiều sinh viên Việt Nam


Hầu hết các học bổng du học Pháp mà các bạn thấy trong bài “Tổng quan học bổng du học Pháp” là dành cho các chương trình học cao học (thạc sĩ và tiến sĩ). Bài viết này xin chia sẻ cùng các bạn vài kinh nghiệm xin học bổng theo học Thạc sĩ và Tiến sĩ tại Pháp.


Bước 1 : Định hướng nghề nghiệp tương lai
Khi bạn tốt nghiệp phổ thông trung học và dự định thi đại học, quyết định sẽ thi vào khối ngành nào, vào trường đại học nào cũng coi như bước đầu bạn có định hướng nghề nghiệp. Khi đã có tấm bằng đại học, bạn muốn theo học cao học và theo đuổi ước mơ du học. Một lần nữa bạn lại phải tự đặt câu hỏi cho chính mình về nghề nghiệp tương lai. Câu hỏi thường thấy là “Nên xin Master Recherche hay Master Professionnel?”.

Về lý thuyết, nếu bạn định theo nghiệp nghiên cứu – giảng dạy ở trường đại học hay các viện nghiên cứu thì nên học Master Recherche (Thạc sĩ nghiên cứu) để có cơ hội xin tiếp học bổng làm Thèse de Doctorat (Luận án Tiến sĩ). Chương trình học Master Recherche sẽ nặng về lý thuyết và các nghiên cứu chuyên ngành. Còn nếu bạn muốn đi làm ngay sau khi học xong Thạc sĩ thì nên xin học Master Professionnel. Bạn sẽ được học các kiến thức thực tế hơn và thường phải trải qua kỳ thực tập bắt buộc để tốt nghiệp Master Professionnel. Cơ hội xin được việc làm (tại Pháp hay tại Việt Nam) với tấm bằng Master Professionnel là cao hơn so với Master 2 Recherche.

Tuy nhiên, trong thực tế, những điều trên đây chỉ có tính chất tương đối. Có những bạn theo học Master Professionnel gặp khó khăn trong việc xin thực tập, trong khả năng hoà nhập môi trường doanh nghiệp và cũng không dễ dàng xin được việc làm sau khi học xong. Nhưng nhiều sinh viên theo học Master Recherche vẫn chủ động xin thực tập và có việc làm ngay khi có bằng Thạc sĩ mà lại không theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu nữa.

Việc lựa chọn được theo định hướng nghiên cứu (Master Recherche) hay định hướng nghề nghiệp (Master Professionnel) sẽ giúp các bạn định hình được loại học bổng sẽ gửi hồ sơ. Kèm theo lựa chọn này, bạn cũng cần xác định cho mình một đề tài nghiên cứu hay một dự định nghề nghiệp vì đó là những nội dung thường được yêu cầu trong bất cứ một hồ sơ xin học bổng nào. Khi bạn dự định xin học bổng làm Tiến sĩ (Doctorat), bạn nhất thiết phải có một đề tài nghiên cứu trước khi xin học bổng.


Bước 2 : Chọn chương trình đào tạo

Sau khi quyết định theo học Master Recherche hay Master Professionnel, bạn cần lựa chọn ngành học rồi chương trình đào tạo phù hợp. Trong mỗi ngành học, bạn có thể tìm đuợc rất nhiều chương trình đào tạo ở nhiều trường khác nhau. Vậy bạn cần đặt thêm một số tiêu chí để chọn lựa.

Trước tiên, cần xét trên hai khía cạnh : ngành nghề mà bạn thích và ngành nghề mà bạn có thể được nhận (tuỳ theo quá trình học tập của bạn ở Việt Nam). Ví dụ, ở Việt Nam, bạn có bằng đại học về kinh tế nhưng bạn lại tìm một chương trình đào tạo Thạc sĩ về tài chính vì bạn thích chuyển sang ngành này. Vậy bạn cần phải tìm chương trình Master nào chấp nhận bằng đại học về kinh tế của bạn.

Sau đó, hãy nhìn vào chương trình đào tạo của các Master đó : các môn học có hấp dẫn không, có phù hợp với khả năng và sở thích của bạn không? Trả lời hết những câu hỏi này, danh sách các chương trình Master để bạn lựa chọn chắc cũng được rút gọn nhiều.

Tiếp theo, nên hỏi kinh nghiệm những sinh viên Việt Nam đi trước về truyền thống nhận sinh viên quốc tế, đặc biệt là sinh viên Việt Nam của các Master đó. Có lẽ không nên mạo hiểm với các Master chưa từng nhận hay nhận rất ít sinh viên Việt Nam, nếu bạn không thật sự tin tưởng vào trình độ và hồ sơ của mình.

Cuối cùng, bạn nên để lại ít nhất 5 sự lựa chọn để liên hệ xin học. Việc liên hệ xin học trước khi xin học bổng là rất quan trọng vì hầu hết các học bổng đều ưu tiên (thậm chí bắt buộc) các hồ sơ xin học bổng được một trường của Pháp nhận học. Đó có thể là Giấy chứng nhận (Attestation d’accueil), Đăng ký học tạm thời (Pré-inscription) hay chỉ là một ý kiến tán thành hồ sơ của bạn (Un avis favorable à votre candidature). Với học bổng Eiffel, việc liên hệ xin học trước là bắt buộc vì trường nhận bạn sẽ là trường gửi hồ sơ xin học bổng cho bạn.

Với các bạn xin học bổng Doctorat, việc lựa chọn chương trình và cơ sở đào tạo phụ thuộc vào đề tài nghiên cứu và lĩnh vực đào tạo của Master Recherche đã theo học.


Bước 3 : Liên hệ xin học và đăng ký học
Trong thực tế, việc liên hệ xin học cao học không hề dễ dàng vì thời điểm các trường nhận hồ sơ xin học thường lệch nhiều so với thời điểm nộp hồ sơ xin học bổng. Các loại học bổng thường có thời gian nộp hồ sơ từ khoảng tháng 11 đến tháng 4. Trong khi đó thời gian nhận hồ sơ của các trường đại học là từ tháng 5 đến đầu tháng 9.

Như vậy, bạn cần bắt đầu xin học trước khi gửi hồ sơ xin học bổng và nên tiến hành một năm trước thời điểm khai giảng khoá học bạn muốn theo. Ví dụ, để xin học bổng cho một khoá học Thạc sĩ bắt đầu vào tháng 10 (năm học 2009-2010), tốt nhất bạn nên bắt đầu liên hệ xin học từ tháng 5-tháng 9 năm 2008 để có giấy tờ đăng ký học để bổ sung vào hồ sơ xin học bổng bắt đầu từ tháng 11 năm 2008. Kết quả học bổng được công bố trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2009. Đó là học bổng cho năm học 2009-2010 của bạn.

Hồ sơ đăng ký học thường có trên trang web của trường hoặc của Master liên quan. Mỗi Master có một mẫu đăng ký xin học riêng mà bạn cần điền và gửi kèm các giấy tờ khác. Có Master yêu cầu bạn trình bày ngắn gọn đề tài nghên cứu, dự định nghề nghiệp của bạn; có Master yêu cầu viết thêm tiểu luận theo đề tài cho trước, có Master quy định vòng phỏng vấn (qua điện thoại hoặc trực tiếp)… Cũng cần lưu ý thêm rằng phần lớn các trường đều yêu cầu gửi hồ sơ qua đường bưu điện.

Bạn có thể sẽ đặt câu hỏi « Trong khoảng tháng 5 đến tháng 9, bạn chưa tốt nghiệp đại học, làm thế nào để xin học ? ». Câu hỏi của bạn hoàn toàn có lý. Bạn không nhất thiết phải có bằng đại học trong tay rồi mới bắt đầu nộp hồ sơ xin học. Bạn hãy trình bày là bạn đang làm luận văn hoặc đang đi thực tập và sẽ có bằng đại học trong một vài tháng tới. Bạn gửi kèm thành tích học tập trong các năm học đại học như một bằng chứng để thuyết phục. Nếu bạn chuẩn bị hồ sơ chu đáo và liên hệ tốt với giáo sư phụ trách, bạn có thể có được « Attestation d’accueil », « Pré-inscription » hay « Avis favorable à la candidature ». Với các giấy tờ này, hồ sơ của bạn sẽ có thêm giá trị và bạn sẽ yên tâm hơn nhiều trong quá trình chuẩn bị hồ sơ.

Trong trường hợp bạn liên lạc xin học không trùng với thời gian tuyển sinh, bên cạnh các giấy tờ, bằng cấp mà bạn có, bạn nên điền thông tin vào mẫu hồ sơ năm trước đó để các giáo sư thấy bạn thực sự muốn theo học chương trình đó và có cơ sở để đánh giá hồ sơ của bạn so với các sinh viên họ thường nhận để từ đó có quyết định nhận bạn. Đối với những Master mà bạn không có được mẫu hồ sơ của năm trước, bạn có thể gửi hồ sơ xin học bổng của bạn cho giáo sư phụ trách, vì trong đó có mọi thông tin về quá trình học tập và dự định tương lai của bạn.

Thực tế cũng có nhiều bạn sinh viên được học bổng khi chưa được trường nào của Pháp nhận. Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, các bạn đó có thể kịp gửi hồ sơ vào kỳ tuyển sinh tháng 5. Nhưng khi có kết quả tuyển sinh (vào tháng 7 – tháng 9), không được trường nào nhận khi mà thời hạn nộp hồ sơ xin học ở các trường khác đã khép lại. Trong khi đó, điều kiện để được hưởng học bổng là phải có một trường ở Pháp nhận bạn vào học. Để không bị rơi vào hoàn cảnh này, bạn nên chuẩn bị tìm chương trình học và liên hệ xin học càng sớm càng tốt, để có thời gian chuyển hướng nếu kết quả không thuận lợi.

Trong phần chọn chương trình đào tạo và liên hệ xin học, bạn đừng quên sự có mặt của CampusFrance ở Việt Nam để hỗ trợ bạn trong hành trình đến với nước Pháp. Trước hết, CampusFrance luôn sẵn sàng đón tiếp và hướng dẫn bạn về các thủ tục cần thiết. Chúng tôi đánh giá rất cao phần tìm kiếm ngành học trên trang web của CampusFrance («Rechercher une formation»). Cơ sở dữ liệu của CampusFrance thường xuyên cập nhật thông tin và tập hợp được hầu hết các chương trình đào tạo đại học và sau đại học của Pháp. Các công cụ tìm kiếm trên trang web này cho phép các bạn tìm chương trình đào tạo của Pháp theo bậc học, lĩnh vực, chuyên ngành. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tìm thấy thông tin về các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, các chương trình đào tạo MBA, chương trình thực tập… Bên cạnh đó, CampusFrance thiết lập mạng lưới các trường đại học nhận sinh viên đăng ký học qua trang web của CampusFrance. Rất nhiều sinh viên Việt Nam đã được các trường của Pháp nhận qua mạng lưới này. Các bạn nên kết hợp hai hình thức liên hệ trực tiếp với trường ở Pháp để xin học và đăng ký xin học trên trang web của CampusFrance để tăng thêm cơ hội được nhận vào học.

Với học bổng Doctorat, bước liên hệ xin học là bước bắt buộc phải hoàn thành trước khi nộp hồ sơ xin học bổng. Bạn cần liên hệ trực tiếp với một giáo sư chấp nhận hướng dẫn đề tài nghiên cứu của bạn và một cơ sở đào tạo Tiến sĩ (écoles doctorales) nhận bạn vào học. Thông thường, các sinh viên theo học Master 2 Recherche thường liên hệ trước với một trong các giáo sư dạy mình hay trong trung tâm nghiên cứu của trường mình để xin hướng dẫn đề tài nghiên cứu. Bạn cũng nên theo dõi các đề tài nghiên cứu do các giáo sư đưa ra ; khi bạn quan tâm đến một đề tài nào đó và đủ điều kiện yêu cầu, giáo sư đó sẽ nhận hướng dẫn bạn trong đề tài bạn chọn. Các bạn sinh viên còn ở Việt Nam có thể ít cơ hội để liên lạc trực tiếp với giáo sư hơn, các bạn hãy tận dụng cơ hội được gặp gỡ các giáo sư Pháp sang Việt Nam giảng dạy hoặc thông qua bạn bè đã và đang học tập ở Pháp để có được địa chỉ liên hệ của các giáo sư trong ngành mà bạn quan tâm.


Bước 4 : Chuẩn bị hồ sơ xin học bổng

Kinh nghiệm cho thấy là bạn hoàn toàn không nên chờ tới thời điểm bắt đầu được lấy hồ sơ để điền (Appel d’offre) mà nên chuẩn bị từ trước đó để có thời gian chuẩn bị một hồ sơ hấp dẫn và hoàn chỉnh. Có rất nhiều việc bạn có thể và nên chuẩn bị trước khi có hồ sơ để điền vì đó là những việc hầu như chắc chắn phải làm. Khi bạn chuẩn bị kỹ càng những vấn đề này từ trước, bạn sẽ không bị gấp gáp khi chuẩn bị bộ hồ sơ xin học bổng.

* Chuẩn bị về nội dung

Trước hết, bạn cần chuẩn bị bài luận về đề tài nghiên cứu (đối với Master 2 Recherche) hay dự định nghề nghiệp (đối với Master Profesionnel). Bài luận này có thể dài 1 vài trang, tuỳ từng loại học bổng.

Ngoài ra, bạn nên nghiên cứu mẫu hồ sơ của năm trước để chuẩn bị điền hồ sơ năm nay. Kinh nghiệm cho thấy mẫu hồ sơ xin học bổng không có nhiều thay đổi qua các năm bởi các nội dung cần điền thường có tính chất tiêu biểu.

*Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết

* Các giấy tờ bắt buộc


Mỗi loại học bổng có những quy định khác nhau về chủng loại và số lượng giấy tờ bắt buộc phải nộp trong bộ hồ sơ xin học bổng. Những loại giấy tờ sau đây thường được yêu cầu trong bộ hồ sơ xin học bổng :

1, Mẫu hồ sơ xin học bổng, được điền đầy đủ và ký tên

2, CV mới nhất (trong CV cần trình bày nổi bật quá trình và thành tích học tập, kinh nghiệm nghề nghiệp hay kinh nghiệm trong các hoạt động sinh viên)

3, Lettre de motivation (thư trình bày động cơ và mong muốn học tập tại Pháp)

4, Giấy khai sinh (dịch ra tiếng Pháp và công chứng sao y bản chính)

5, Bằng tốt nghiệp đại học (photo, dịch ra tiếng Pháp và công chứng sao y bản chính) hoặc bảng điểm hai năm học cuối (photo, dịch ra tiếng Pháp và công chứng sao y bản chính) nếu chưa có bằng tốt nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ

6, Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học (photo, dịch ra tiếng Pháp và công chứng sao y bản chính)

7, Tóm tắt đề tài nghiên cứu hay dự định nghề nghiệp (1-3 trang)

8, Giấy chứng nhận đồng ý hướng dẫn Luận án Tiến sĩ (đối với học bổng làm Tiến sĩ)

Một lưu ý nhỏ trong phần này là khi các bạn tốt nghiệp đại học (4-5 năm) ở Việt Nam, bằng đại học của bạn cần được dịch là « Maîtrise » (chứ không phải Licence) để có thể được nhận vào Master 2 của Pháp.

* Các giấy tờ bổ sung

Ngoài các giấy tờ bắt buộc trên đây, trong hồ sơ của bạn cũng nên có các giấy tờ khác để cung cấp thêm thông tin về bạn và để tăng giá trị cho hồ sơ.

1, Giấy chứng nhận đăng ký học hoặc được nhận học ; các thư từ trao đổi với trường muốn theo học

2, Các chứng chỉ chứng minh trình độ ngoại ngữ

a. Tiếng Pháp : TCF, DELF, DALF, AUF, …

b. Tiếng Anh : TOEFL, TOEIC, Cambridge certificate, …

3, Thư giới thiệu về khả năng học tập (do giáo viên ký) cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp (do lãnh đạo cơ quan ký).

* Điền mẫu hồ sơ xin học bổng
Khi điền hồ sơ xin học bổng, bạn hoàn toàn có thể tham khảo kinh nghiệm các sinh viên đã được học bổng của những năm trước. Những điều bạn cần học hỏi có lẽ là định hướng trả lời các câu hỏi trong hồ sơ, bố cục bài luận bắt buộc. Bạn hoàn toàn không nên sao chép hồ sơ của những người đã được học bổng vì như thế, hồ sơ của bạn sẽ kém hấp dẫn bởi không có ý tưởng mới. Hơn nữa, cơ quan quản lý học bổng sẽ dễ dàng phát hiện ra việc sao chép này vì các hồ sơ đã được học bổng luôn được lưu giữ cẩn thận.


(Theo BKNNF)

Tác giả :Phuong Anh

Mua hàng hiệu giá rẻ qua Internet

Mua bán qua Internet hiện nay đang trở thành xu thế chung không chỉ tại Pháp mà trên toàn thế giới. Khi các dịch vụ thanh toán trực tuyến phát triển, webmarketing đã khiến nhứng khách hàng trước đây chỉ thích ngắm nhìn và tìm kiếm sản phẩm trên mạng giờ đây có thể thực hiện hành vi mua hàng chỉ với 3 cái click chuột : click 1 mở sản phẩm, click 2 cho vào giỏ hàng hóa, click 3 thanh toán. Các hành thức thanh toán hiện nay cũng ngày càng đa dạng với tính bảo mật tuyệt đối cao: thanh toán bằng thẻ visa hay master, thanh toán qua paypal, thanh toán chuyển khoản, thanh toán qua séc... ngày nay, người tiêu dùng có toàn quyền quyết định hành vi mua sắm của mình, trong không gian yên tĩnh trước màn hình máy tính, họ có thể tìm lời khuyên của các chuyên gia hay tự đo kích cỡ quần áo giầy dép thích hợp nhất cho mình; họ có thể thử quần áo hay sản phẩm qua không gian ảo 3D đầy mê hoặc và giàu tính tương tác. Internet đã mở ra một hình thức thương mại mới với sụ sáng tạo và cải biến không biên giới.



Chúng ta thử tìm hiểu một vài mẹo nhỏ để có thể tìm và mua được những hàng hóa chất lượng thông qua một số website uy tín và nổi tiễng, với một mức giá giảm từ 20% tới 70% so với hàng hóa mua tại cửa hàng.

Bài viết lần này sẽ đề cập đến một hình thức mua hàng đặc biệt, tạm gọi là "Mua bán dành riêng" (vente privée), hình thức này khởi nguồn từ một số trang bán hàng giá rẻ, nhưng phát triển ở mức cao hơn với sự quản lý cá nhân từng khách hàng tiềm năng và các tùy chọn cá nhân tùy theo sở thích của họ.

Để tham gia vào các trang web này, bước đầu tiên không thể thiếu, đó là bạn phải tạo một tài khoản đãng nhập, và tham gia nhận nhận những bản tin mua bán thường xuyên của website (newsletter). Việc đãng kí này cho phép bạn:
- Xem và tham gia mua hàng: những trang bán hàng này chỉ cho phép người dùng truy cập khi họ đã có một tài khoản tại trang web.
- Được thông báo trước và cập nhật những chào hàng hấp dẫn nhất tùy theo mức độ cập nhật thông tin của website (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng)
- Hưởng nhứng đợt khuyến mại đặc biệt của công ty: nhưng với những trang "bán hàng dành riêng", các khuyến mại promo thường rất hiếm vì bản thân họ đã bán hàng giá rẻ.

Việc bắt buộc đăng kí tài khoản của khách hàng giúp người bán quản lý cơ sở dữ liệu của họ tốt hơn, nắm được các thông tin và hành vi của khách hàng tiềm năng.

Sau khi đăng kí, bạn có thể theo dõi thường xuyên các mặt hàng được bán theo ngày/tuần. Thông thường các mặt hàng chia theo các thương hiệu nổi tiếng,ngày và giờ bán hàng cũng được kế hoạch và thông báo chi tiết tới khách hàng.


Thử tìm hiểu trang Web bán hàng dành riêng lớn nhất của Pháp:
Vente-privee.com
http://fr.vente-privee.com/vp4/Login/Login.aspx?ReturnUrl=%2fvp4%2fHome%2fDefault.aspx

Tại đây mỗi ngày có hàng loạt các thương hiệu được cập nhật ( khoảng 7 - 10 hãng một ngày). Giao dịch thường bắt đầu vào 7 giờ sáng mỗi ngày, và kết thúc vào 24h đêm của 2 đến 7 ngày sau đó (tùy theo mặt hàng, mùa vụ)
Khi đăng kí tài khoản, hàng ngày, bạn sẽ nhận được một email thông báo những mặt hàng sẽ được bán vào những ngày tiếp theo. Đôi khi bạn phải nhanh chân và chịu khó dậy sớm vào buổi sáng để chọn cho mình những sản phẩm tốt với giá rẻ. Bởi với một số nhãn hiệu nổi tiếng, các mặt hàng được bán hết veo sau chưa đầy 1 giờ đồng hồ.
Chẳng hạn, một chiếc đồng hồ Swatch có giá từ 30-35€

Ưu điểm của những trang bán hàng này là tất cả các nhãn hiệu đều được đảm bảo uy tín, có bảo hành, có thể đổi hoặc trả lại nếu không ưng ý (theo luật giao dịch qua mạng của Pháp).

Nhược điểm là thời gian giao hàng rất lâu, bạn thậm chí phải đợi một tháng mới nhận được sản phẩm. Tuy nhiên thời gian giao hàng cũng sẽ được thông báo ngay khi bạn chọn một sản phẩm vào giỏ hàng.

Một số trang "bán hàng dành riêng" :
Vente privée
http://fr.vente-privee.com/
Showroom privée
http://www.showroomprive.com/
Achat VIP
http://www.achatvip.com/

Cho du lịch thì có:
Voyage privé
http://www.voyage-prive.com/
Club privé vacances
http://www.clubprivevacances.com/


Các sản phẩm điện tử, tin học
Vente du diable
http://www.vente-du-diable.com/

Ngoài ra bạn có thể tham khảo danh sách tất cả những trang web cung cấp dịch vụ này thông qua các công cụ tìm kiếm và các danh bạ website uy tín trên internet như
http://www.top-vente-privee.fr/

Hay đơn giản hơn, hãy vào google và gõ: "site vente privée"

Sản phẩm chủ yếu của những trang bán hàng này là quần áo, mỹ phẩm và sản phẩm làm đẹp, tuy nhiên cũng có nhiều trang chuyên bán đồ điện tử, gia dụng, nội thất. Sự lựa chọn rất đa dạng và phong phú.

Hãy thử một lần khám phá sự thú vị của phương thức "bán hàng dành riêng" mới mẻ này!
Tác giả :Phuong Anh

Mua vé máy bay giá rẻ về Việt Nam


Để có thể mua và so sánh giá vé máy bay phù hợp nhất với nhu cầu của bạn thì ngoài việc sắp xếp lịch trình bay và đặt vé máy bay sớm, bạn cũng có thể sử dụng những công cụ tìm kiếm hữu ích trên mạng Internet và một vài thủ thuật nho nhỏ dưới đây.

Những tham khảo hữu ích từ kinh nghiệm của mình hy vọng sẽ giúp bạn có sự lựa chọn ưng ý và kinh tế nhất.

1. Vé máy bay từ Pháp (hoặc từ một quốc gia trong cộng đồng Châu âu) thường có giá rẻ hơn khi mua vé từ Việt Nam sang Pháp. (áp dụng với hình thức thanh toán trên mạng)

Lý do:
- Thúc đẩy du lịch nước ngoài đến Việt Nam
- Thanh toán qua mạng tại Việt Nam chưa phát triển
- Các hãng cạnh tranh

2.Bạn nên sắp xếp và có một kế hoạch từ sớm nếu muốn mua được vé máy bay với một mức giá hấp dẫn ( tối ưu nhất là 3 đến 4 tháng trước ngày bay)

Lý do:
- Luôn có những ưu đãi về giá cho những đặt vé máy bay sớm
- Có nhiều sự lựa chọn hơn về ngày giờ chuyến bay

Hạn chế:
-Nếu bạn chưa chắn chắn về hành trình chuyến bay của mình thì không nên áp dụng bởi vì dù có mua bảo hiểm hoãn chuyến bay (assurance annulation) với giá thường dao động từ 22 tới 30e tùy hãng, việc được hoàn trả tiền vé và chứng minh nguyên nhân hoãn bay khá phức tạp. Hơn nữa lúc bạn phải làm việc trực tiếp với hãng hàng không.

Lời khuyên:
Hãy đọc kĩ những điều khoản của bảo hiểm hoãn bay trước khi quyết định.

3. Tham khảo giá giữa các hãng hãng không trung gian (go voyages, ebookers, opodo...) thông qua các công cụ so sánh giá trên Internet


Các hãng hàng không này (tạm gọi là trung gian) cho phép bạn mua vé trực tuyến trên mạng vé của một số hãng hàng không quốc gia hoặc khu vực mà họ là đối tác. Thực tế họ là những đại lý phân phối vé trên mạng nhưng không trực tiếp làm ra dịch vụ ( giống như đại lý bán vé xổ số vậy). Vé phát hành bởi các tập đoàn này thường ở dạng vé điện tử (e ticket), được gửi trực tiếp đến email của bạn chỉ vài giờ sau khi bạn phát lệnh thanh toán, và có thể in đi in lại nhiều lần. Ưu điểm rất cao của loại vé này là không thất lạc, dễ dàng bảo quản, dễ dàng sử dụng và không tốn chi phí in ấn.

Có rất nhiều trang web cho phép bạn so sánh giá cả giữa các hãng, với sự lựa chọn ngày và giờ bay linh hoạt ( chênh lệch hay không chênh lệch ngày so với tùy chọn). Việc bạn cần làm là vào Google gõ lệnh: "comparateur prix avion" hoặc "comparer prix avion".

Có một số công cụ so sánh giá tin cậy thường dùng là:
http://voyages.i-comparateur.com/
http://www.billetavion.info
http://voyages.kelkoo.fr/c-172201-billet-davion.html

Ưu điểm: Các kết quả so sánh sẽ cho bạn thêm một số lụa chọn tối ưu nhất (ngày có giá vé rẻ nhất trong tháng, xê dịch ngày đi và ngày về trong khoản thời gian 1-2 ngày)

4. Tham khảo giá của các hãng hàng không thông qua các hãng phân phối

Một khi đã chọn được một nhà phân phối vé phù hợp ( lấy ebooker.fr làm ví dụ), bạn có thể trực tiếp tham khảo giá của tất cả các hãng hàng không đối tác của họ trên trang thông tin và tìm kiếm online.

Mẹo nhỏ:
Hãy chọn ngày và giờ bay thay đổi ( date de voyage flexible) để tìm được mức giá tốt nhất.

Một số nhà phân phối vé uy tín được ưa thích:
http://www.ebookers.fr/
http://www.govoyages.com/
http://www.opodo.fr/

Ưu điểm: Có một số hãng hàng không giá rẻ đôi khi bạn chỉ có thể mua được vé thông qua các hãng đối tác này ( Như Asiana Airlines - một hãng hàng không giá rẻ của Hàn Quốc)

5. Trực tiếp tìm vé tại trang web của hãng

Một số hãng bán vé trực tiếp trên website của họ. Việc tìm kiếm một số hãng hàng không mục tiêu sẽ mang lại một số ưu điểm vì:
- Một số hãng không phát hành vé cho đối tác phân phối
- Đôi lúc giá vé các hãng đưa ra rẻ hơn giá vé của hãng phân phối

Để tìm những hành trình bay với Việt Nam, bạn có thể tìm trên một số hãng hàng không của các quốc gia như Singapore, Malaysia, Hongkong, Thái Lan.

Một số hãng hàng không có nhiều ưu đãi:
http://www.cathaypacific.com/cpa/fr_FR/homepage
http://www.singaporeair.com/saa/index.jsp
http://www.thaiair.com/

Hy vọng những tham khảo trên sẽ có ích cho các bạn. Cuối cùng nhớ chuẩn bị thật kĩ trước chuyến bay, tham khảo các thông tin về thủ tục hải quan, hành lý, quá cảnh, và chúc các bạn có một chuyến bay thú vị!

Tác giả :Phuong Anh

Blog "Trouver un Stage"

Salut à tous,

Depuis 1 an, j'ai crée ce blog http://trouverunstage.e-monsite.com/ pour but de vous aider dans vos démarches de recherche d'un stage de fin d'études en France :)

Vous trouverez dans ce blog toutes les informations dont vous avez besoin notamment les conseils pour bien commencer et rédiger la candidature ainsi que la liste des sites qui proposent des offres de stage.

J'espère que cela vous aidera plus ou moins dans vos démarches.

Merci et bonne chance !

Các bạn thân mến!

Từ cách đây hơn 1 năm mình đã lập ra blog http://trouverunstage.e-monsite.com/  với mục đích cung cấp cho các bạn sinh viên Việt Nam các công cụ hữu ích trong quá trình tìm thực tập tại Pháp.

Trong blog này các bạn sẽ tìm được câu trả lời cho các thắc mắc cơ bản như: làm thế nào để viết một CV hoàn chỉnh, cách viết thư xin việc (lettre de motivation), cách lập kế hoạch nghề nghiệp (projet profesionnel) cũng như địa chỉ các website tìm thực tập nổi tiếng tại Pháp.

Hy vọng blog sẽ giúp đỡ các bạn phần nào !

Cảm ơn !

Admin